Dòng Chip 5600 ra đời cách đây cũng khá lâu, đầu 2011 nhưng đến nay trên thị trường vẫn còn sử dụng và nhiều người cũng hay bị nhầm một số chip giữa 2 dòng này, đặc biệt là dòng E của series 5600 (ví dụ như E5620 hay bị nhầm với E5 2620). Nếu như các chip series E5 2600 v4 được giới thiệu vào 2016 thì series 5600 đã bị ngưng sản xuất và hỗ trợ (End of Life) công nghệ từ Intel và các hãng khác.
Đối với series 5600 này, các dòng bao gồm: X, E, L. Trong đó “đỉnh” nhất một thời là chip X5687 – 4 core, 3.6Ghz. Tuy nhiên, việc có quá ít số core và thread nên các chip dòng này rất hạn chế trong việc xử lý các ứng dụng đòi hỏi multi-threading (đa luồng) và những tính năng như: ảo hoá (virtulization), theo dõi nhiệt CPU, không hỗ trợ Turbo intel boost 2.0… Chưa kể đến bộ nhớ đến (Cache) của X5687 chỉ là 12MB, trong khi chip tầm trung E5 2620 đã là 20MB và E5 2630 là 25 MB, cao nhất là Chip E5 2699 v4 là 55 MB, 3.6 Ghz do đó tăng hiệu suất làm việc đáng kể. Còn về Memory thì sao? trong khi các Chip đời mới hỗ trợ sử dụng RAM DDR4 1600/1866/2133 thì dòng 5600 lại dùng DDR3-800/1066/1333 do đó tốc độ memory bandwidth trên series E5 2600 lên đến 68.3Gb/s so với 32GB/s trên server sử dụng chip 5600 series. Thêm nữa, việc sử dụng các Chip đời cũ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc tìm được các linh kiện tương ứng.
So sánh về hiệu năng:
Về bài toán dựng Server sử dụng các chip đời 5600 cho hệ thống Cloud thì sao? Cùng 1 cấu hình về RAM, Storage thì nếu chip X5687 có 4 core, 8 luồng tương ứng chỉ với số lượng 8 máy ảo – VM là cao nhất, trong khi đó, nếu doanh nghiệp sử dụng E5 2620 thì đã là 16, còn E5 2640 là 20 VM. Thêm nữa, nếu dùng RAM DDR4 thì hiệu năng của máy ảo gần như là gấp đôi các hệ thống sử dụng thành phần đời cũ hơn.
Xem thêm bài viết hướng dẫn lựa chọn Chip set cho phù hợp với từng tác vụ: