Chuyển đổi kỹ thuật số – Digital Transformation – là xu hướng chuyển dịch tất yếu của hạ tầng CNTT. Trong đó, ảo hóa là nền tảng cốt lõi của quá trình chuyển đổi. Tin tốt là hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn: cơ sở hạ tầng hội tụ (CI), cơ sở hạ tầng siêu hội tụ (HCI) và Đám mây Công cộng (Public Cloud). Mỗi tùy chọn đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó, vì vậy điều quan trọng là phải cân nhắc kỹ xem lựa chọn nào phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
Cơ sở hạ tầng hội tụ (CI) bao gồm các tài nguyên tính toán (compute), mạng (network) và lưu trữ (storage) được tích hợp vào cùng nhau từ các thiết bị đơn lẻ thông qua các nền tảng ảo hóa như VMware, OpenStack, KVM…. Ưu điểm chính của CI là nhà sản xuất chứng nhận các thành phần này tương thích với nhau. Tất cả điều này giúp giảm sự phức tạp của việc triển khai các thành phần thiết bị phần cứng đơn lẻ trong quá trình ảo hóa.
Cơ sở hạ tầng siêu hội tụ (HCI) cũng dựa trên sự tích hợp các compute, storage và các tài nguyên đã được ảo hóa (virtualization resources) và tất cả được “nén” vào một (cụm) thiết bị.
Điểm khác biệt chính giữa HCI và CI là mức độ tích hợp chặt chẽ giữa phần mềm ảo hóa và khả năng quản trị hệ thống.
Hai môi trường có thể có các trường hợp sử dụng khác nhau. Chẳng hạn, HCI, thường được biết đến như là một nền tảng để chạy VDI (virtual desktop infrastructures). VDI có thể được lưu trữ trên các hệ thống không hội tụ, nhưng phải được thừa hưởng hai lợi ích chính của một HCI:
1. Được cấu hình sẵn: Các nhà cung cấp VDI, cung cấp các hệ thống HCI được cấu hình sẵn và được tối ưu hóa dành riêng cho VDI. Hãy nhớ rằng tích hợp phần mềm là một trong những lợi ích chính của cơ sở hạ tầng siêu hội tụ. Các nhà cung cấp VDI không chỉ cấu hình trước và tối ưu hóa hệ thống để sử dụng như một nền tảng VDI, mà còn đảm bảo cho phần cứng và phần mềm làm việc cùng nhau.
2. Bổ sung tài nguyên dễ dàng: bằng cách bổ sung thêm các nodes vào hệ thống.
Tuy nhiên, thiết kế kiểu mô-đun này lại có giá phải trả của nó. Các thành phần của hệ thống HCI là cố định từ trước. Thông thường không thể nâng cấp các thành phần trong một nodes riêng lẻ hoặc tận dụng các nodes này cho các nhu cầu khác.
Ngược lại, các nodes trong CI lại có thể được sử dụng riêng lẻ. Ví dụ, có thể sử dụng hoặc loại bỏ tài nguyên tính toán của một nodes trong CI theo nhu cầu thực tế.
Mặc dù VDI có lẽ là trường hợp sử dụng phổ biến đối với HCI, nhưng nó không phải là trường hợp duy nhất. Các hệ thống siêu hội tụ (Hyper-Converged – HC) được thiết kế khép kín và khả năng quản lý từ xa. Điều đó làm cho chúng trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời để sử dụng máy ảo (VM) tại các văn phòng chi nhánh.
Một cơ sở hạ tầng hội tụ (CI) phù hợp hơn nhu cầu chung là ảo hóa các máy chủ. Các hệ thống siêu hội tụ – HCI – có xu hướng phù hợp hơn với nhu cầu tài nguyên dự đoán trước được, vì chúng thường không cho phép nâng cấp các thành phần riêng lẻ. Điều này có nghĩa là khả năng mở rộng tài nguyên trở nên đắt đỏ trên các hệ thống HCI bởi vì khả năng mở rộng chỉ có thể đạt được bằng cách thêm các nodes. Mỗi node đều chứa năng lực tính toán (compute) và dung lượng lưu trữ (storage), do đó, khi cần thêm storage sẽ phải trả tiền luôn cho compute hoặc ngược lại.
Một tùy chọn khác cho workload của bạn – #PublicCloud
Ngoài các hệ thống CI và HCI, các tổ chức đang ngày càng di chuyển các khối lượng công việc quan trọng lên public cloud.
Có hai lợi ích chính cho các workload chạy trên Public Cloud.
1. Không có đầu tư trả trước vào phần cứng. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng chỉ cần lập hóa đơn cho tài nguyên thực sự mà bạn sử dụng. Dùng bao nhiêu, trả bấy nhiêu – đáng từng đồng.
2. Điều chỉnh co dãn các VM hay workload khi cần thiết. Vì cơ bản, các Cloud Provider cung cấp dịch vụ Public cloud gần như không giới hạn tài nguyên.
Nhưng cũng có những nhược điểm khi sử dụng đám mây công cộng.
– Các chi phí có thể hơi khó dự đoán. Mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ Public Cloud cung cấp cho khách hàng các công cụ để ước tính chi phí, nhưng công thức tính toán phức tạp và chi phí thực tế có thể khác đáng kể so với ước tính.
– Giao tiếp với Public Cloud có thể yêu cầu băng thông đáng kể. Điều này làm cho Public Cloud trở thành lựa chọn không tốt cho các ứng dụng nhạy cảm với bandwidth hoặc latency. Chẳng hạn, Public Cloud có thể sẽ là một lựa chọn không tốt cho VDI, trừ khi bạn có băng thông Internet đủ lớn để hỗ trợ VDI chạy các ứng dụng một cách trơn tru.
Public Cloud có xu hướng phù hợp nhất để xử lý các wokload thường phải co dãn tài nguyên theo nhu cầu sử dụng (scale on demand). Nhiều tổ chức vận hành workload on premise, nhưng sẽ kết hợp phân chia sử dụng tài nguyên điện toán đám mây để giải quyết các workload theo nhu cầu thực tế một cách tối ưu. Đây còn gọi là hệ thống lai (#Hybrid).
Lợi ích HCI không lý tưởng cho mọi tình huống, và cũng không phải là lợi thế của Ci hay Public Cloud. Cho dù với bất kỳ nền tảng lưu trữ nào – hoặc kết hợp các nền tảng lưu trữ – vấn đề chính là phù hợp và tối ưu cho nhu cầu thực tế.